Kích thước xe nâng là 1 trong những thông số cơ bản nhưng cực kỳ quan trọng của xe nâng, giúp chúng ta có thể dễ dàng chọn được sản phẩm đúng với nhu cầu và chính xác nhất. Lý do là vì kích thước của dòng xe này khá đa dạng, vì thế không phải ai cũng có thể nắm rõ được. Để không ảnh hưởng đến hiệu suất công việc, hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để nắm rõ hơn các thông tin về xe nâng nhé!
I. Một số thông số kích thước xe nâng cơ bản
Thông số kích thước xe nâng là yếu tố quan trọng không thể bỏ qua khi dùng để nâng các loại hàng hóa. Dòng xe này khá đa dạng về mẫu mã, kích thước, thiết kế, khả năng vận hành,…sẽ có những thông số cơ bản sau:
1. Chiều cao trung bình của xe nâng ( Overall Height)
Overall Height – chiều cao trung bình của xe nâng được tính từ điểm sàn lên đến điểm cao nhất khi trụ nâng đã được mở tối đa, điểm cao nhất là trụ nâng hoặc mui xe.
“Chiều cao trung bình của xe nâng được xem là 1 trong những thông số quan trọng của xe nâng vì nó giúp chúng ta dễ dàng xác định nó có phù hợp với hàng container hay cửa hàng, kho của mình không?
Chính vì thế, ta có thể tránh được các lỗi vướng mắc khi kích thước xe quá lớn, không phù hợp sử dụng trong thực tế.
2. Chiều dài trung bình của xe nâng – Over Length
Thông thường, chiều dài trung bình xe nâng được tính từ sau khung xe đến chóp đầu của càng nâng. Với thông số này, bạn có thể dễ dàng xác định được khoảng cách tối thiểu để xe có thể di chuyển thoải mái, không bị vướng khi hoạt động.
3. Chiều rộng trung bình xe ( Overall Width )
Khác với chiều dài trung bình xe, chiều rộng trung bình được tính bằng nhiều cách. Có thể là tính từ giữa 2 mép ngoài các bánh xe hoặc 2 mép giữa vỏ xe hay có thể tính theo chiều rộng của hệ thống giàn nâng.
II. Lý do vì sao cần tìm hiểu kích thước xe nâng trước khi mua?
Thực tế, kích thước xe nâng được xem là yếu tố quan trọng có thể dẫn đến định bạn có nên mua nó không. Vì một số loại có kích thước xe nâng khá lớn, đi vào lối đi của nhà kho hoặc nhà xưởng đều là vấn đề khá khó khăn.
Mặt khác, kích thước còn ảnh hưởng trực tiếp đến mục đích vận hành và điều kiện của từng bãi khác nhau.
Việc nắm rõ được thông số kỹ thuật cũng giúp bạn có thể đưa ra được lựa chọn phù hợp. Đặc biệt chú ý đến 3 thông số quan trọng là chiều dài, chiều rộng và bán kính vòng quay của xe. Điều này có thể giúp bạn tính toán được kho bãi để có thể di chuyển 1 cách an toàn.
Từ những thông số kỹ thuật đó, nhân viên kỹ thuật sẽ lựa chọn và đưa ra các phương án phù hợp với điều kiện tài chính, hàng hóa và mục đích sử dụng xe nâng và điều kiện kho bãi.
III. Các thông số kỹ thuật của xe nâng
Xe nâng có rất nhiều thông số kỹ thuật, vì thế bạn nên tìm hiểu và lựa chọn kỹ càng để có được phương án lựa chọn tốt nhất.
Tải trọng của xe nâng
Tải trọng của xe nâng ( Load Capacity ) được xem là thông số kỹ thuật cơ bản của xe. Đây là khối lượng hàng hóa tối đa mà xe có thể nâng, hạ hàng hóa di chuyển .
Lưu ý càng lên cao thì tải trọng càng giảm dần, hoặc nếu bạn sử dụng nhiều loại kẹp thì tải trọng xe cũng sẽ thấp đi.
Trọng tâm tải – Load Center (kg)
Trọng tâm tải là thông số khoảng cách trọng tâm của xe và hàng hóa. Người lái cần có thông tin và hiểu biết về các thông số trọng tâm tải để có phương án bốc dỡ hàng hóa đúng quy cách và an toàn hơn.
Chiều cao nâng của xe (Lift Height)
Chiều cao nâng của xe nâng là khoảng cách từ mặt đất đến mép củ càng xe. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng cũng như mục đích mà bạn có thể chọn xe có chiều cao phù hợp.
Chiều cao nâng tự do của xe (Free Lift)
Chiều cao nâng tự do Free Lift được tính từ mặt đất lên đến điểm cao nhất của càng nâng. Lúc này, thanh nâng đầu tiên của xe chưa bị nâng lên theo.
Kiểu lái – Operator Position
Hiện nay, xe nâng trên thị trường đang có 2 kiểu đứng lái và ngồi lái và áp dụng cho nhiều dòng xe như: xe nâng dầu, xe nâng điện tự động, xe nâng điện bán tự động ,..
Độ nghiêng thanh nâng – Tilt Angle
Độ nghiêng thanh nâng là thông số góc đo của thanh nâng khi được đặt ở vị trí đứng thẳng, và khi chúng ngả về phía trước hoặc về phía sau.
Chiều dài từ đuôi xe đến mặt càng – Length to face Fork
Chiều dài từ đuôi xe đến mặt càng nâng sẽ giúp bạn xác định được chiều dài thực tế của xe nâng hàng là bao nhiêu.
Bán kính chuyển hướng – Turning Radius
Bán kính chuyển hướng là yếu tố cần được chú trọng khá nhiều khi bạn lựa chọn mua xe nâng. Hay nói cách khác là thông số chỉ bán kính để tạo ra khi xe đánh hết bánh lái và quay đầu, canh đường đi và hàng hóa khi vận chuyển.
Chiều rộng đường cho xe nâng quay ở góc 90 độ ( Right aisle stacking width)
Chiều rộng đường quay xe nâng là 90 độ có chiều rộng tối thiểu để xe có thể thực hiện được việc tiến lùi và di chuyển sang bên trái bên phải. Những thông số này có thể giúp bạn tính toán cẩn thận các góc quay xe để tránh va quẹt giữa các kệ hàng và các xe.
Khoảng cách gầm xe (Ground Clearance)
Khoảng cách từ gầm xe là khoảng cách gầm xe tới mặt đất. Nhờ vào thông số này mà bạn có thể xác định được khả năng di chuyển của xe qua các bề mặt gồ ghề hay có vật cản.
Chiều cao của xe khi thanh nâng hạ thấp nhất (Mast Lowered height)
Mast Lowered height – chiều cao của xe khi nâng được hạ thấp nhất, đặc biệt quan trọng trong trường hợp xe nâng cần di chuyển qua các không gian hạn chế.
Chiều cao của xe khi thanh nâng lên cao nhất ( Mast extended height)
Chiều cao của xe khi thanh nâng cao nhất cho biết khả năng chạm trần của từng loại xe khi được nâng ở mức tối đa.
Chiều cao giá đỡ càng – Backrest height (mm)
Backrest height – chiều cao càng chỉ khả năng đỡ hàng trên cao của xe là bao nhiêu mét. Ví dụ như chiều cao nâng của xe là 2m thì xe nâng này có khả năng đỡ hàng hóa tại chiều cao 2m.
Độ mở càng – Fork Spread
Độ mở càng chính là khoảng cách lớn nhất hoặc nhỏ nhất của càng nâng hàng hóa khi chúng ta thực hiện động tác đẩy hoặc thu vào.
Lực kéo tối đa – Max Drawbar Pull (N)
Lực kéo tối đa là mức kéo hàng hóa tối đa mà xe nâng có khả năng thực hiện được.
Đây là thông số quan trọng cần lưu ý, đặc biệt là những ai sử dụng xe nâng với mục đích kéo đẩy các container.
Hệ thống xe nâng tự động hóa an toàn – Auto – lock suspension system
Hệ thống xe nâng tự động hóa an toàn của xe nâng là hệ thống tự động bảo vệ xe nâng hàng khi người lái không còn ở vị trí đó. Hệ thống sẽ tự kích hoạt và tắt chức năng di chuyển và phát cảnh báo để báo động, tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
Khả năng xe leo dốc – Grade Ability
Đây là thông số dùng để chỉ độ cao của dốc mà xe có thể lên được khi đang không nâng hoặc nâng hàng hóa.
Tốc độ di chuyển – Travel Speed (m/s)
Tốc độ di chuyển chính là thông số chỉ vận tốc xe nâng là bao nhiêu khi đang nâng hoặc không nâng hàng hóa.
Một vài ví dụ về kích thước xe nâng
Xe Nâng Điện Linde 1.5 Tấn – 3.5 Tấn E15 – E35
- Nhãn Hiệu Linde
- Model E15 – E35
- Tải trọng 1500 – 3500 Kg
- Chiều cao nâng tối đa 6500 mm
- Chiều dài càng nâng 1100 – 2000 mm
- Quy cách vận hành Ngồi lái
- Bình điện 48 VVật liệu bánh xe Cao su
Xe Nâng Dầu 5 Tấn – 8 Tấn H50 – H80
- Nhãn Hiệu Linde
- Model H50 – H80
- Tải trọng 5000 – 8000 Kg
- Chiều cao nâng tối đa 9000 mm
- Chiều dài càng nâng 1100 – 2000 mm
- Quy cách vận hành Ngồi lái
- Loại nhiên liệu Diesel / LPG
- Kiểu truyền động Thủy lực
- Vật liệu bánh xe Cao su
Xe Nâng Điện Linde 1.4 Tấn – 2 Tấn E14 – E20 ( 3 bánh)
- Nhãn Hiệu Linde
- Model E14 – E20
- Tải trọng 1400 – 2000 Kg
- Chiều cao nâng tối đa 6500 mm
- Chiều dài càng nâng 1100 – 2000 mm
- Quy cách vận hành Ngồi lái
- Bình điện 48 V
- Vật liệu bánh xe Cao su