Tư vấn hỗ trợ 24/7
Tư vấn hỗ trợ 24/7
xe nâng reach truck ngồi lái R10 - R25

Quy trình bảo trì xe nâng điện Reachtruck 

Bạn đang là chủ doanh nghiệp? Bạn đang sở hữu 1 chiếc xe nâng điện Reachtruck? Bạn chưa quy trình bảo trì xe nâng điện Reachtruck? Cùng chúng tôi tìm hiểu về các bước bảo trì, bảo dưỡng xe nâng reach truck dưới bài viết này nhé!

Quy trình bảo trì xe nâng điện Reachtruck

I.KIỂM TRA TỔNG QUÁT

  • Vệ sinh xe 
  • Kiểm tra tổng quát khung sườn ( không bị biến dạng) 
  • Kiểm tra các thiết bị an toàn 
  • Đèn, kính chiếu hậu, bình chữa cháy, ghế ngồi 
  •  Truy xuất lịch sử lỗi và xóa khi thực hiện bảo trì( đối với xe Linde) Reset thời gian nhắc bảo trì
xe nâng reach truck
Xe nâng điện Reach Truck

II. HỆ THỐNG THỦY LỰC & NÂNG HẠ 

  1. Kiểm tra độ rơ khung nâng và càng nâng 
  • Cho khung nâng ra vào vào lên xuống với tốc độ nhanh nhất quan sát bằng mắt thường

2. Kiểm tra độ rơ các bạc đạn nâng 

  • Cho khung nâng ra vào và lên xuống với tốc độ nhanh nhất quan sát bằng mắt thường

3. Kiểm tra các buly ống dầu, con lăn 

  • Kiểm tra bằng cách lắc trực tiếp buly, con lăn ống dầu 
  • Độ rơ cho phép 10mm -Kiểm tra con lăn ra vô khung mỗi 2000 hrs

4. Kiểm tra khung máng càng, xích và tăng xích (nếu giãn)

  • Độ giãn cho phép <=3% so với chiều dài của xích mới 

5. Kiểm tra các đường ống và co nối 

  • Kiểm tra sự mài mòn, rỉ dầu tại các co nối, đường ống

6. Kiểm tra các ty và phốt ty 

  • Kiểm tra có ty nào bị xì dầu thì đề nghị thay phốt 
  • Kiểm tra ty bị trầy sướt thì đề nghị mạ ty/ thay ty 
  • Kiểm tra phốt trong pistong ty nâng: Nâng maximum tải lên độ cao 1 m sau đó đo khoảng cách từ càng xuống đất . Đợi 10 phút sau đo lại độ cao: H1 “Chiều cao trước” – H2 “Chiều cao sau 10ph” <= 100mm 
  • Kiểm tra phốt trong ty ngóc càng: Nâng maximum tải lên độ cao 2.5 m sau đó ngóc càng lên hết cỡ -đo khoảng cách từ càng xuống đất . Đợi 10 phút sau đo lại độ cao: H1 “Chiều cao trước” – H2 “Chiều cao sau 10ph” < 5% 

xe nâng reach truck ngồi lái R10 - R25

7. Kiểm tra bơm thủy lực( nâng- hạ) 

– Nâng hạ và so sách theo định mức chuẩn( nâng 0.44m/s- hạ 0.54m/s) 

– Nếu tốc độ không đạt, kiểm tra vệ sinh bơm hoặc sửa chữa ( nếu tình trạng nặng)

8. Kiểm tra motor tay lái( hệ thống trợ lực lái)

  • Quay tay lái hết hành trình, quan sát kiểm tra 

+ Motor: Kiểm tra tiếng ồn, nếu có cần thay bạc đạn motor

+Bạc đạn chà: kiểm tra độ rơ 

+Vô lăng lái: kiểm tra độ rơ 

9.  Kiểm tra các cảm biến 

Kiểm cảm biến ra vô khung có chà vào ray làm mòn cảm biến không 

– Kiểm tra cảm biến hãm khung có tác dụng không 

10. Kiểm tra lọc nhớt, nhớt thuỷ lực (đủ, thiếu, sạch, dơ) 

– Dung tích bình nhớt xe R115 = 30L, kiểm tra mực nhớt nằm trong giới hạn Min-Max 

– Lọc nhớt, nhớt thuỷ lực phải được thay mới định kỳ 5000hrs vận hành, (2500hrs đối với kho lạnh )

11. Kiểm tra vô dầu mỡ

 – Loại mỡ bôi trơn : Grease DIN 51825 

– Dùng cọ bôi một lớp mỏng trên khung nâng, các rãnh trượt, khay bình điện 

– Bơm mỡ vào cáo vú mỡ cho đến khi thấy lượng mở củ nằm trong chảy vừa hết ra ngoài

III. PHẦN THẮNG 

1. Kiểm tra dầu thắng 

– Dầu thắng trong bình dầu = 0,25 Lít loại DOT 3 

– Dầu thắng nên được thay mỗi 10000 hrs hoặc 5 năm 

2. Kiểm tra heo thắng (2 bộ trong bánh xe,theo dõi trong quá trình sử dụng) 

– Khi thiếu dầu thắng xe sẽ báo lỗi và chạy chậm. 

– Kiểm tra thắng tay (parking brake) : Cho xe đậu trên dốc 10% phải bảo đảm xe không bị tuột dốc.

 – Kiểm tra thắng chân : Cho xe chạy không tải với vận tốc 5 Km/h buông ga và đạp thắng thi xe sẽ dừng lại trong khoảng cách là <=1,33m 

– Nếu heo thắng bị rò gỉ dầu ra bên ngoài( nhìn mắt thường) thì cần tháo ra kiểm tra lại heo, thay cuppen, vệ sinh( báo giá sửa chữa) 

3. Kiểm tra các đường ống dẫn dầu (rò rỉ, hư bể) 

-Ống dầu có bị tróc vỏ, sờn bố vải hoặc rỉ bố thép không 

4. Kiểm tra hoặc điều chỉnh độ hao mòn bố thắng( 2000hrs) 

– Tháo bánh xe trước ra và đo bằng thước – Chiều dày bố thắng > = 2mm 

– Vệ sinh bụi bẩn 

5. Kiểm tra thắng tay, dây thắng tay( Áp dụng xe reachtruck- thắng từ) 

 Kiểm tra độ hỡ của thắng nếu >0.8mm thì phải thay mới đĩa thắng từ 

III. HỆ THỐNG CHUYỂN ĐỘNG VÀ DẪN HƯỚNG 

1.Kiểm tra độ rơ vô lăng 

– Độ rơ vô lăng cho phép <= 5mm 

2. Kiểm tra các bạc đạn bánh xe 

-Quay bánh xe, nếu có tiếng ồn xào xào phát ra thì bạc đạn đã bị mòn cần thay mới. 

3. Kiểm tra và vô dầu mỡ bạc đạn chuyển động lái( bạc đạn chà) 

– Kiểm tra xem có tiếng kêu khi quay lái không 

– Tuổi thọ trung bình 5000hr hoạt động 

– Loại mỡ bôi trơn : Grease DIN 51825( bôi trên bánh răng)

4. Kiểm tra độ hao mòn của lốp xe và áp suất lốp (đối với vỏ hơi) 

-Dùng thước đo và kiểm tra độ dày còn lại của lớp phủ PU Tiêu chuẩn: chiều dày còn lại của lớp PU >= 50% chiều dày ban đầu 

– Lớp PU có bị bể hay nứt không 

5. Kiểm tra các bulon gắn bánh xe có nứt gãy không, siết lại nếu lỏng

6. Kiểm tra các bánh xe có quấn rác, dây vào không 

7. Kiểm tra cầu 

– Có tiếng kêu bất thường không trong khi vận hành 

– Sự rò gỉ dầu ra bên ngoài  

8. Thay nhớt cầu mỗi 2000 hrs

– Tháo motor ra thay nhớt cầu 

– Khoảng 4 lít/ xe

IV. HỆ THỐNG ĐIỆN 

 1. Kiểm tra các đèn, còi, hệ thống điện hộp cầu chì, các jack cắm, vệ sinh contactor 

 2. Kiểm tra vệ sinh board mạch điện

 -Chỉ vệ sinh bên ngoài bằng súng khí. 

 3. Kiểm tra độ mòn của cổ góp, chổi than, các motor và vệ sinh. 

-Chỉ vệ sinh bên ngoài bằng súng khí,làm sạch bên ngoài của motor 

 4. Kiểm tra hệ thống máy sạc 

– Kiểm tra khu vực sạc có đảm bảo an toàn 

– Kiểm tra các zắc cắm máy sạc có nguyên vẹn 

Trên đây là quy trình bảo trì xe nâng điện mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hi vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp cho bạn có thêm kiến thức để phục vụ công việc. Ngoài ra, Tín Quang cung cấp các dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng. Mua bán và cho thuê các dòng xe nâng, công trình, liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được ưu đãi tốt nhất nhé!

 

Tóm Tắt